KIỂM TRA CÔNG TÁC VẬN ĐỘNG, QUẢN LÝ, SỬ DỤNG QUỸ “VÌ NGƯỜI NGHÈO” VÀ QUỸ CỨU TRỢ TẠI CÁ XÃ, THỊ TRẤN TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN CƯ JUT
- Thứ tư - 02/05/2018 09:10
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Ngày 17-20/4/2018, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ huyện Cư Jút tổ chức đoàn đi kiểm tra công tác vận động, quản lý, sử dụng “Quỹ Vì người nghèo” và Quỹ cứu trợ tại 8 xã, thị trấn trên địa bàn huyện.
Đoàn kiểm tra của Ủy ban MTTQ huyện gồm có Ông Hoàng Đình Bách – chủ tịch Ủy ban MTTQ huyện làm trưởng đoàn; Ông Y Điăng Niê – Phó chủ tịch làm phó đoàn; Ông Trần Mai Việt - Ủy viên Ban Thường trực (thành viên); bà Hoàng Thị Oanh – Kế toán Ủy ban MTTQ huyện (thành viên); Bà Tạ Hồng Nhung – Chuyên viên phụ trách phong trào (làm thư ký). Tại các xã, thị trấn thành phần mời tham dự buổi làm việc gồm: Ban Thường trực Ủy ban MTTQ, Lãnh đạo UBND và kế toán quỹ (chủ tài khoản các quỹ) của các xã, thị trấn.
Nội dung cuộc kiểm tra gồm: Kết quả vận động, ủng hộ Quỹ “Vì người nghèo”, chương trình an sinh xã hội; việc vận động, tiếp nhận, phân phối và sử dụng các nguồn tiền, hàng cứu trợ hỗ trợ nhân dân khắc phục khó khăn do thiên tai, hỏa hoạn, sự cố nghiêm trọng, các bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo theo tinh thần Nghị định 64/2008/NĐ-CP của Chính phủ năm 2013.
Kiểm tra việc vận động và điều hành Quỹ đúng quy định; công khai, minh bạch mọi khoản thu, chi và chấp hành đúng chế độ tài chính, kế toán của Nhà nước. Báo cáo hoạt động quản lý, sử dụng Quỹ cấp cơ sở với Ban vận động cấp trên và cơ quan Tài chính cùng cấp. Toàn bộ hồ sơ, sổ sách liên quan đến công tác vận động, quản lý và sử dụng Qũy; Số dư Qũy đến thời gian kiểm tra. Trao đổi, rút kinh nghiệm về công tác quản lý, sử dụng nguồn vận động và nguồn điều chuyển Quỹ “Vì người nghèo” thực hiện theo Quyết định số 1198/QĐ-MTTW-ĐCT của Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam về ban hành quy chế vận động, quản lý và sử dụng Quỹ “Vì người nghèo” sửa đổi năm 2016, nguồn Quỹ cứu trợ các cấp và đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện các cuộc vận động trong thời gian đến.
Cách thức tổ chức vận động, tiếp nhận, phân phối và sử dụng tiền, hàng đóng góp tự nguyện; công tác phối hợp với chính quyền, các ngành có liên quan trong công tác cứu trợ; Việc vận động và tiếp nhận tiền, hàng cứu trợ: Tổng số tiền, hàng đã vận động, tiếp nhận; Tổng số tiền hàng đã phân bổ, chuyển nộp quỹ cấp trên; Số dư quỹ đến thời gian kiểm tra; Việc thanh, quyết toán theo Nghị định số 64/2008/NĐ-CP; Việc thực hiện quản lý tài chính, chế độ báo cáo, công khai tiền, hàng cứu trợ…
Qua kiểm tra, nhận thấy các xã, thị trấn đã quản lý, sử dụng các nguồn quỹ đúng mục đích, cấp phát đúng đối tượng, các khoản tiền thu được từ nguồn ủng hộ đều được lập danh sách từng đơn vị, việc thu tiền ủng hộ đều sử dụng biên lai thu của Bộ Tài chính phát hành, số tiền thu được đều nộp vào Kho bạc nhà nước. Đối với các khoản chi hỗ trợ cho các hộ gia đình bị thiên tai, hỗ trợ cho người nghèo, hộ gia đình khó khăn đột xuất đều được sự thống nhất của Thường trực, các thành viên trong Ban vận động phù hợp với mức độ thiệt hại, tiêu chí hỗ trợ, đảm bảo công khai dân chủ, đúng mục đích, đúng đối tượng, không để xảy ra thất thoát, tham ô, lãng phí.
Các tổ chức thành viên cũng phối hợp tốt với Mặt trận vận động hội viên, đoàn viên giúp đỡ, hỗ trợ lẫn nhau để phát triển kinh tế gia đình, đồng thời đứng ra tín chấp với Ngân hàng CSXH huyện cho các hộ nghèo, hộ cận nghèo được vay vốn theo các dự án để đầu tư phát triển sản xuất, chăn nuôi, giải quyết việc làm; ngoài ra còn thành lập các câu lạc bộ, các tổ nhóm phát động phong trào góp vốn phát triển kinh tế số vốn nên tới hàng trăm triệu đồng, từ các nguồn kinh phí trên đã giúp cho nhiều hộ thoát nghèo vươn lên, góp phần thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững của địa phương.
Việc triển khai công tác tuyên truyền vận động xây dựng Quỹ “Vì người nghèo” để xây dựng nhà đại đoàn kết và thực hiện chương trình an sinh xã hội trên địa bàn toàn huyện đã được các tầng lớp nhân dân hưởng ứng nhiệt liệt, số tiền thu được lên đến vài tỷ đồng. Trong 2 năm qua với số tiền ủng hộ được đã xây mới và sửa chữa được 115 nhà tạm, dột nát; hỗ trợ được cho 03 hộ nghèo bệnh tật, 26 hộ bị thiên tai, hỏa hoạn, sự cố nghiêm trọng khác; Trong dịp tết Nguyên đán Mậu Tuất phối hợp tặng 1.635 suất quà; cấp phát 158.870kg gạo cứu đói giáp hạt cho các đối tượng; ủng hộ phong trào “ Tết vì người nghèo, vì nạn nhân chất độc da cam” được 3.096 suất quà...
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được việc triển khai thưc hiện các “Quỹ vì người nghèo”, quỹ cứu trợ trên địa bàn huyện vẫn còn gặp một số khó khăn, hạn chế như: Các doanh nghiệp trên địa bàn hưởng ửng chưa cao, đóng góp ủng hộ còn mang tính hình thức; Viêc triển khai xây dựng nhà đại đoàn kết cho hộ nghèo còn gặp nhiều khó khăn: nhiều hộ nghèo chưa có đất ở quy hoạch trong khu dân cư, còn ở tạm bợ trong rẫy, đất mượn, một số hộ nghèo không có vốn vận động thêm cùng với số tiền được các cấp hỗ trợ để xây nhà; Công tác vận động ủng hộ còn chồng chéo nhiều đầu kêu gọi chưa tập trung về một mối, cho nên các cấp kêu gọi vận động nhiều nhưng số tiền thu được từ kết quả các đợt vận động đạt chưa cao.
Nội dung cuộc kiểm tra gồm: Kết quả vận động, ủng hộ Quỹ “Vì người nghèo”, chương trình an sinh xã hội; việc vận động, tiếp nhận, phân phối và sử dụng các nguồn tiền, hàng cứu trợ hỗ trợ nhân dân khắc phục khó khăn do thiên tai, hỏa hoạn, sự cố nghiêm trọng, các bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo theo tinh thần Nghị định 64/2008/NĐ-CP của Chính phủ năm 2013.
Kiểm tra việc vận động và điều hành Quỹ đúng quy định; công khai, minh bạch mọi khoản thu, chi và chấp hành đúng chế độ tài chính, kế toán của Nhà nước. Báo cáo hoạt động quản lý, sử dụng Quỹ cấp cơ sở với Ban vận động cấp trên và cơ quan Tài chính cùng cấp. Toàn bộ hồ sơ, sổ sách liên quan đến công tác vận động, quản lý và sử dụng Qũy; Số dư Qũy đến thời gian kiểm tra. Trao đổi, rút kinh nghiệm về công tác quản lý, sử dụng nguồn vận động và nguồn điều chuyển Quỹ “Vì người nghèo” thực hiện theo Quyết định số 1198/QĐ-MTTW-ĐCT của Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam về ban hành quy chế vận động, quản lý và sử dụng Quỹ “Vì người nghèo” sửa đổi năm 2016, nguồn Quỹ cứu trợ các cấp và đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện các cuộc vận động trong thời gian đến.
Cách thức tổ chức vận động, tiếp nhận, phân phối và sử dụng tiền, hàng đóng góp tự nguyện; công tác phối hợp với chính quyền, các ngành có liên quan trong công tác cứu trợ; Việc vận động và tiếp nhận tiền, hàng cứu trợ: Tổng số tiền, hàng đã vận động, tiếp nhận; Tổng số tiền hàng đã phân bổ, chuyển nộp quỹ cấp trên; Số dư quỹ đến thời gian kiểm tra; Việc thanh, quyết toán theo Nghị định số 64/2008/NĐ-CP; Việc thực hiện quản lý tài chính, chế độ báo cáo, công khai tiền, hàng cứu trợ…
Các tổ chức thành viên cũng phối hợp tốt với Mặt trận vận động hội viên, đoàn viên giúp đỡ, hỗ trợ lẫn nhau để phát triển kinh tế gia đình, đồng thời đứng ra tín chấp với Ngân hàng CSXH huyện cho các hộ nghèo, hộ cận nghèo được vay vốn theo các dự án để đầu tư phát triển sản xuất, chăn nuôi, giải quyết việc làm; ngoài ra còn thành lập các câu lạc bộ, các tổ nhóm phát động phong trào góp vốn phát triển kinh tế số vốn nên tới hàng trăm triệu đồng, từ các nguồn kinh phí trên đã giúp cho nhiều hộ thoát nghèo vươn lên, góp phần thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững của địa phương.
Việc triển khai công tác tuyên truyền vận động xây dựng Quỹ “Vì người nghèo” để xây dựng nhà đại đoàn kết và thực hiện chương trình an sinh xã hội trên địa bàn toàn huyện đã được các tầng lớp nhân dân hưởng ứng nhiệt liệt, số tiền thu được lên đến vài tỷ đồng. Trong 2 năm qua với số tiền ủng hộ được đã xây mới và sửa chữa được 115 nhà tạm, dột nát; hỗ trợ được cho 03 hộ nghèo bệnh tật, 26 hộ bị thiên tai, hỏa hoạn, sự cố nghiêm trọng khác; Trong dịp tết Nguyên đán Mậu Tuất phối hợp tặng 1.635 suất quà; cấp phát 158.870kg gạo cứu đói giáp hạt cho các đối tượng; ủng hộ phong trào “ Tết vì người nghèo, vì nạn nhân chất độc da cam” được 3.096 suất quà...
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được việc triển khai thưc hiện các “Quỹ vì người nghèo”, quỹ cứu trợ trên địa bàn huyện vẫn còn gặp một số khó khăn, hạn chế như: Các doanh nghiệp trên địa bàn hưởng ửng chưa cao, đóng góp ủng hộ còn mang tính hình thức; Viêc triển khai xây dựng nhà đại đoàn kết cho hộ nghèo còn gặp nhiều khó khăn: nhiều hộ nghèo chưa có đất ở quy hoạch trong khu dân cư, còn ở tạm bợ trong rẫy, đất mượn, một số hộ nghèo không có vốn vận động thêm cùng với số tiền được các cấp hỗ trợ để xây nhà; Công tác vận động ủng hộ còn chồng chéo nhiều đầu kêu gọi chưa tập trung về một mối, cho nên các cấp kêu gọi vận động nhiều nhưng số tiền thu được từ kết quả các đợt vận động đạt chưa cao.