Ủy ban MTTQVN huyện Cư Jút

Ban thường trực gồm:
1- Ông: Nguyễn Kim Đức - Chủ tịch
2- Ông Y Điăng Niê: - Phó chủ tịch
3- Bà: Đàm Kiều Vân - Phó chủ tịch
4- Ông: Trần Mai Việt - UVTT

Ủy ban MTTQVN huyện Cư Jút

QUY CHẾ
Làm việc của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
huyện Cư Jút Khóa V, nhiệm kỳ 2014 - 2019
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 45 /QĐ-MTTQ ngày 15 tháng 4 năm 2015
của Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam huyện Cư Jút)
 
Chương I
TRÁCH NHIỆM, QUYỀN HẠN CỦA ỦY BAN VÀ BAN THƯỜNG TRỰC ỦY BAN MẶT TRẬN TỔ QUỐC VIỆT NAM HUYỆN CƯ JÚT
 
Điều 1. Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam huyện Cư Jút (Ủy ban MTTQ Việt Nam) do Đại hội Mặt trận Tổ quốc Việt Nam huyện hiệp thương dân chủ cử ra, là cơ quan chấp hành giữa hai nhiệm kỳ Đại hội, có trách nhiệm và quyền hạn:
1. Thảo luận về tình hình và kết quả thực hiện Chương trình phối hợp và thống nhất hành động thời gian qua; quyết định Chương trình phối hợp và thống nhất hành động của Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện trong thời gian tới.
2. Góp ý kiến, kiến nghị với cấp uỷ Đảng, Chính quyền huyện và cấp trên về những chủ trương, chính sách, pháp luật. Tham gia xây dựng Đảng, Nhà nước; thực hiện giám sát và phản biện xã hội theo quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước.
3. Hiệp thương dân chủ cử Ban Thường trực; cử bổ sung, thay thế hoặc cho thôi các chức danh Chủ tịch, các Phó chủ tịch, các Uỷ viên Thường trực, Uỷ viên Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện.
4. Xét, quyết định kết nạp làm thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam huyện.
5. Ra lời kêu gọi nhân dân hưởng ứng chủ trương của Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam huyện đối với sự kiện quan trọng khi cần thiết.
6. Quyết định việc tổ chức Đại hội đại biểu cấp mình theo hướng dẫn của Ủy ban MTTQ Việt Nam cấp trên trực tiếp.
 
Điều 2. Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam huyện (gọi tắt là Ban Thường trực) do Ủy ban MTTQ Việt Nam cùng cấp hiệp thương dân chủ cử trong số Ủy viên Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện, là cơ quan đại diện của Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện giữa hai kỳ họp.  
 Gồm có Chủ tịch, các Phó Chủ tịch và các Ủy viên Thường trực, là những người hoạt động chuyên trách. Số lượng Phó Chủ tịch và Ủy viên Thường trực theo hướng dẫn của Ủy ban MTTQ Việt Nam cấp trên, có những nhiệm vụ và quyền hạn sau trên đây:
1. Tổ chức việc chuẩn bị, triệu tập và chủ trì các Hội nghị Ủy ban MTTQVN huyện.
2. Tổ chức thực hiện Nghị quyết, Chương trình phối hợp và thống nhất hành động hằng năm, sáu tháng của Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện và các chủ trương công tác của Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh; chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, Nghị quyết của Hội đồng nhân dân, Quyết định của Uỷ ban nhân dân cùng cấp có liên quan đến nhiệm vụ, quyền hạn của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam huyện. 
3. Thường xuyên tập hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri và nhân dân để phản ánh, kiến nghị với cấp uỷ Đảng, Chính quyền cùng cấp, Ủy ban MTTQ Việt Nam cấp trên.
Tham gia xây dựng Đảng, Nhà nước; thực hiện giám sát và phản biện xã hội theo quy định của Đảng và pháp luật của Nhà nước;
4. Hướng dẫn, kiểm tra hoạt động của Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam các xã, thị trấn.
5. Xem xét công nhận việc cử, bổ sung hoặc thay thế chức danh Chủ tịch, Phó Chủ tịch, Uỷ viên Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam các xã, thị trấn.
6. Tổ chức, chỉ đạo, quản lý bộ máy giúp việc cơ quan Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện.
7. Giữ mối quan hệ phối hợp công tác với cơ quan Nhà nước, các tổ chức thành viên.
8. Hướng dẫn, bảo đảm điều kiện hoạt động của các Hội đồng tư vấn, các cộng tác viên của Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện, xã và thị trấn.
9. Ban hành các quyết định, thông tri, quy chế phối hợp công tác và kiểm tra thực hiện các văn bản đã ban hành.
10. Xét, quyết định khen thưởng, kỷ luật.
 
Chương II
TRÁCH NHIỆM, QUYỀN HẠN CỦA ỦY VIÊN ỦY BAN
 MẶT TRẬN TỔ QUỐC VIỆT NAM HUYỆN
 
Điều 3: trách nhiệm của Ủy viên Ủy ban MTTQVN huyện.
          1. Tham gia đầy đủ các Hội nghị của Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện, nếu vắng mặt phải thông báo lý do, nhưng không vắng quá hai lần kỳ họp trong một năm. Nghiên cứu đóng góp ý kiến xây dựng các Nghị quyết của Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện; định kỳ 3 tháng một lần phản ánh thông tin cần thiết cho Ban Thường trực; tích cực tham gia các hoạt động do Ban Thường trực, Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện phân công; gương mẫu thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và các chủ trương, nghị quyết của Mặt trận tại nơi cư trú.
2. Uỷ viên Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện có trách nhiệm cùng tập thể Ủy ban MTTQ Việt Nam cấp mình lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện các Nghị quyết của Hội nghị Uỷ ban MTTQ Việt Nam huyện, các Quyết định và Thông tri của Ban Thưòng trực Ủy ban MTTQ Việt Nam cấp trên; phát hiện đề xuất với Ban Thường trực những nhân tố mới và kinh nghiệm tốt về tổ chức và hoạt động của Mặt trận ở địa phương.   
3. Uỷ viên là người đại diện cho các tổ chức thành viên chịu trách nhiệm trước Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện về việc thực hiện Chương trình phối hợp và thống nhất hành động của Mặt trận ở các tổ chức thành viên đó:
          3.1. Thực hiện Điều lệ và Chương trình hành động Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
          3.2. Trước mỗi kỳ họp Hội đồng nhân dân, các Uỷ viên tập hợp những vấn đề bức xúc nhất, ý kiến, kiến nghị của nhân dân, của hội viên, đoàn viên và thông báo kết quả thực hiện Chương trình phối hợp và thống nhất hành động của tổ chức, địa phương, lĩnh vực mình gửi đến Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện.
           3.3. Tuyên truyền, vận động hội viên, đoàn viên, nhân dân thi hành hiến pháp và pháp luật, thực hiện Chương trình hành động Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
3.4. Đôn đốc các thành viên, hội đoàn viên của đơn vị, tổ chức mình thực hiện đúng chính sách đại đoàn kết dân tộc và tham gia công tác Mặt trận nơi cư trú;
           3.5. Đoàn kết, hợp tác, giúp đỡ những tổ chức cá nhân chưa gia nhập Mặt trận nhưng có tinh thần hưởng ứng, ủng hộ, thực hiện Chương trình Mặt trận Tổ quốc Việt Namcác cấp.
           3.6. Khi Uỷ viên đại diện cho tổ chức thành viên có sáng kiến hoặc đề xuất về hoạt động liên quan đến việc thực hiện Chương trình phối hợp và thống nhất hành động của Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện hoặc chương trình công tác của tổ chức mình và đề nghị Ban Thường trực chủ trì thì Ban Thường trực phải nghiên cứu, xem xét tổ chức hiệp thương để thỏa thuận với các tổ chức thành viên liên quan cùng phối hợp và thống nhất thực hiện.
 
Điều 4. Uỷ viên Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam huyện có quyền:
1. Được mời tham gia một số cuộc họp, hội nghị của Ban Thường trực, Hội đồng tư vấn; tham gia các sự kiện của huyện có liên quan đến quyền và nghĩa vụ của Mặt trận; được mời tham gia các chương trình hội thảo, giao lưu, học tập, trao đổi kinh nghiệm với các địa phương, đơn vị.
           2. Được quyền thảo luận, chất vấn, phê bình, kiến nghị về tổ chức và hoạt động của Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện.
3. Yêu cầu Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện tổ chức hiệp thương để phối hợp hoạt động giữa các thành viên có liên quan nhằm hưởng ứng sáng kiến của mình về các cuộc vận động nhân dân thực hiện Chương trình hành động của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
4. Tham gia xây dựng, quản lý, giám sát và bảo vệ chính quyền nhân dân.
5. yêu cầu Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình.
          6. Được nhận thông tin về hoạt động của Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện, được thăm hỏi khi ốm đau và thực hiện chế độ hiếu hỉ theo quy định của Mặt trận huyện và được khen thưởng khi có thành tích.
 
Chương III
NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN CỦA THÀNH VIÊN BAN THƯỜNG
TRỰC ỦY BAN MTTQ VIỆT NAM HUYỆN
 
Điều 5. Nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch:
1. Là người đứng đầu, chịu trách nhiệm về toàn bộ các mặt công tác của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam huyện. Phụ trách địa bàn theo sự phân công của Ban thường trực.
2. Chủ trì các Hội nghị Ủy ban, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện.
Khi Chủ tịch vắng mặt thì có thể ủy quyền cho Phó Chủ tịch Thường trực chủ trì các Hội nghị Ủy ban, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện.
3. Chỉ đạo nghiên cứu, quán triệt, đôn đốc việc vận dụng đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước vào công tác Mặt trận.
 
Điều 6. Nhiệm vụ, quyền hạn của các Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện:
1. Tham gia các công việc quản lý và điều hành của tập thể Ban Thường trực.
2. Trực tiếp phụ trách 1 mảng hoặc 1 số lĩnh vực chuyên môn của cơ quan Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện. Phụ trách địa bàn theo sự phân công của Ban thường trực.
3. Được Ban Thường trực hoặc Chủ tịch ủy quyền thay mặt Ban Thường trực chỉ đạo, phối hợp hoạt động về một số lĩnh vực công tác Mặt trận huyện.
4. Phó Chủ tịch Thường trực, ngoài nhiệm vụ và quyền hạn trên, được Chủ số tịch ủy quyền trực tiếp giải quyết các công việc hàng ngày và một số nhiệm vụ khác của cơ quan trên cơ sở chương trình công tác của Chi bộ và Ban Thường trực đề ra. Giúp Chủ tịch xử lý công văn và điều hành phối hợp hoạt động giữa các bộ phận, các mảng công tác liên quan.
 
Điều 7. Nhiệm vụ, quyền hạn của các Ủy viên Thường trực:
1. Được phân công đảm nhiệm một số công tác mảng, lĩnh vực chuyên môn của cơ quan Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện. Phụ trách địa bàn theo sự phân công của Ban thường trực.
2. Tham gia các công việc quản lý và điều hành của tập thể Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện.
3. Tham mưu Ban Thường trực về lĩnh vực công tác được phân công phụ trách.
4. Khi cần thiết có thể được Ban Thường trực hoặc Chủ tịch ủy quyền tham gia chỉ đạo hoặc phát biểu ý kiến về lĩnh vực được phân công phụ trách.
                                                               
Chương IV
NGUYÊN TẮC VÀ CHẾ ĐỘ LÀM VIỆC
 
Điều 8. Nguyên tắc hoạt động và chế độ làm việc của Ủy Ban MTTQ Việt Nam huyện:
1. Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện hoạt động theo nguyên tắc công khai, vừa hiệp thương dân chủ vừa bảo đảm tập trung dân chủ. Các chủ trương, nghị quyết của Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện sau khi được thảo luận và hiệp thương đi đến thống nhất, các Uỷ viên có trách nhiệm phối hợp tổ chức thực hiện.
1. Ít nhất sáu tháng một lần Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện tiến hành hội nghị đánh giá tình hình thực hiện Chương trình phối hợp và thống nhất hành động trong thời gian qua; bàn chủ trương, nội dung và giải pháp thực  hiện Chương trình phối hợp và thống nhất hành động thời gian đến.
2. Trong trường hợp cần thiết Ban Thường trực sẽ triệu tập hội nghị Uỷ ban đột xuất hay hội nghị Uỷ ban mở rộng để bàn các nghị quyết chuyên đề.
3. Trong các kỳ hội nghị, các Uỷ viên đóng góp ý kiến trực tiếp hoặc bằng văn bản gửi cho Ban Thường trực, những ý kiến khác nhau được thảo luận trước khi biểu quyết. Các Nghị quyết của Uỷ ban phải được quá nửa (1/2) Uỷ viên Uỷ ban dự họp thông qua.
 
Điều 9. Nguyên tắc hoạt động và chế độ làm việc của Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện:
1. Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện làm việc theo nguyên tắc tập thể bàn bạc và quyết định theo đa số, phân công cá nhân phụ trách, chịu trách nhiệm trước pháp luật và cấp trên về toàn bộ hoạt động của Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện và cơ quan, về việc thi hành nhiệm vụ của cán bộ, công chức thuộc quyền theo quy định của pháp luật và Điều lệ MTTQ Việt Nam.
2. Ban Thường trực họp ít nhất hai  lần trong một tháng để đánh giá thực hiện công việc trong thời gian qua, căn cứ vào nhiệm vụ chính trị của địa phương trong từng thời gian để xác định nhiệm vụ cụ thể cho cơ quan Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện và họp bất thường khi cần thiết.
      
Chương V
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
         
Điều 10. Quy chế này đã được thông qua tại Hội nghị (mở rộng) Uỷ ban MTTQ huyện Cư Jut ngày 30 tháng 1 năm 2015 và có hiệu lực kể từ ngày ký.
          Trong quá trình thực hiện có điều gì vướng mắc xin phản ánh về cho Ban thường trực Uỷ ban MTTQ huyện để được cùng bàn bạc và có hướng giải quyết. Việc sửa đổi, bổ sung phải do hội nghị Uỷ ban MTTQ Việt Nam huyện thông qua.
Hình ảnh
Liên kết phải

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây